see more blog

Dịch chuyển lên AWS: 5 giai đoạn cho quá trình dịch chuyển thành công

dịch chuyển lên aws

“Đám mây là một chuẩn mực mới”.

Đây chính là lời phát biểu của Andy Jassy – CEO của Amazon Web Service trong buổi mở màn của re:Invent năm 2014. Vậy bằng cách nào để doanh nghiệp hiện nay sử dụng “chuẩn mực mới” này một cách hiệu quả? Làm sao để dịch chuyển những hệ thống máy chủ vật lý và ảo hóa sang đám mây? Và lựa chọn những cách thức, công cụ nào để vẫn duy trì được tính liên tục của hoạt động kinh doanh? Có lẽ đây chính là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay.

Trong bài viết này, VTI Cloud sẽ giới thiệu về năm giai đoạn chính khi dịch chuyển hệ thống lên môi trường đám mây của AWS để chúng ta cùng hiểu rõ hơn quy trình triển khai “chuẩn mực mới” này nhé! Bài viết được thực hiện bởi Đỗ Thanh Tùng – Solutions Architect của VTI Cloud.

Giới thiệu về sự “di cư”

Việc dịch chuyển một số lượng tài sản CNTT nhất định (không nhất thiết là tất cả) sang môi trường đám mây được coi như là sự “di cư”. Quá trình dịch chuyển có thể là một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu hoặc nhiều thành phần hệ thống phức tạp kết hợp với nhau chứ không nhất thiết là một hệ thống đơn lẻ.

Những doanh nghiệp đang cân nhắc đến việc dịch chuyển hệ thống của mình lên trên đám mây có thể là do muốn nâng cấp khả năng vận hành của hệ thống, hết hạn hợp đồng thuê trung tâm dữ liệu hay muốn mở rộng mô hình kinh doanh,… Lý do cho việc dịch chuyển lên trên môi trường đám mây có thể sẽ có những đặc điểm riêng, thế nhưng luôn có một giải pháp chung cho bất cứ trường hợp nào.

migration la gi

Các giải pháp này được hình thành dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ những tổ chức, doanh nghiệp khác nhau đã chuyển mô hình CNTT truyền thống của họ sang AWS thành công. Do đó, mọi tổ chức, doanh nghiệp đang cân nhắc việc dịch chuyển hệ thống của mình sang AWS được khuyến khích áp dụng những “best practices” này.

Năm giai đoạn trong quá trình dịch chuyển lên AWS

Trong quá trình dịch chuyển, chúng ta nên bắt đầu với những ứng dụng hay hệ thống đơn giản nhất. Sau đó tiếp tục tối ưu hóa hệ thống trong quá trình dịch chuyển, tăng dần độ phức tạp và cuối cùng là hoàn thành việc dịch chuyển hệ thống.

kế hoạch dịch chuyển lên aws

Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho quá trình dịch chuyển và đánh giá cơ hội

Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất do nó đặt ra phương hướng, mục tiêu và các mốc thời gian tiềm năng để dịch chuyển sang AWS. Trong giai đoạn này cần phải có các mục tiêu kinh doanh rõ ràng và có hiểu biết về vòng đời, kiến trúc và những sự liên kết của ứng dụng/hệ thống hiện có để xây dựng một kế hoạch tốt.

Giai đoạn 2: Phân tích và lập kế hoạch danh mục đầu tư

Để có một kế hoạch dịch chuyển workload từ những data center truyền thống sang môi trường AWS thì điều tối quan trọng là phải có sự hiểu biết về độ phức tạp, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ứng dụng và mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào những workload đó. Thêm vào đó, việc có được những thông tin về việc sử dụng tài nguyên, cấu hình và các kiểu hành vi của chúng cũng rất quan trọng. Điều này có thể được sử dụng để tính Tổng chi phí sở hữu (Total cost of ownership – TCO) của workload chạy trên AWS và những chiến lược dịch chuyển trong tương lai lẫn những kế hoạch thực thi.

Có khá nhiều công cụ khác nhau có thể được sử dụng trong giai đoạn này. AWS cũng cung cấp một dịch vụ miễn phí là AWS Application Discovery Service. Đây là công cụ dùng để thu thập thông tin cụ thể về ứng dụng từ các data center sử dụng agents hoặc agentless. Sau đó những thông tin đã thu thập có thể được xuất dưới dạng file Exel để phân tích hoặc sử dụng những công cụ phân tích có sẵn của AWS như là Amazon AthenaAmazon QuickSight. Ngoài ra nó cũng tích hợp với AWS Migration Hub để theo dõi trạng thái di chuyển thực tế của workload.

Giai đoạn 3 và 4: Thiết kế, dịch chuyển và xác minh ứng dụng

ke hoach migration

Đây là giai đoạn thực thi trong quá trình năm bước trong đó trọng tâm là quá trình di chuyển thực tế của các ứng dụng sang môi trường AWS. Dựa trên chiến lược di chuyển đã được xác định từ trước, có thể cân nhắc đến việc thiết kế lại các ứng dụng để chúng có thể được tối ưu hóa hơn khi chạy trên môi trường AWS. Điều này được theo sau với việc dịch chuyển và xác minh các hoạt động của ứng dụng.

Cuối cùng là quá trình kiểm thử cho từng ứng dụng sau khi dịch chuyển lên môi trường mới cũng là một yêu cầu quan trọng.

Thêm vào đó cần tích hợp phương pháp cải tiến liên tục (Continuous Improvement) và xem xét lặp đi lặp lại các giai đoạn thiết kế, dịch chuyển, xác thực để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hoàn toàn trên AWS. Đối với những ứng dụng/hệ thống đã được dịch chuyển thành công, việc đánh giá sau khi triển khai (Post Implementation Review) luôn được khuyến khích để đảm bảo cho việc những ứng dụng/hệ thống mới được di chuyển thành công trong tương lai.

Cũng như giai đoạn trên, AWS cung cấp khá nhiều giải pháp và công cụ giúp ích cho khách hàng trong quá trình chuyển dịch chuyển:

  • VMware Cloud on AWS

  • AWS Server Migration Service

  • Database Migration Service

  • AWS Data Sync

  • AWS Data Transfer Family

Giai đoạn 5: Mô hình hoạt động hiện đại mà sau khi dịch chuyển lên AWS sẽ áp dụng

Việc áp dụng mô hình hybrid (một phần hạ tầng mặt đất và một phần trên đám mây) hoặc dịch chuyển tất cả khối lượng công việc sang AWS sẽ yêu cầu cải tiến hoạt động của tổ chức để tận dụng tối đa những gì mà môi trường này mang lại. AWS cung cấp các phương pháp và công cụ thích ứng với việc vận hành ứng dụng và hệ thống trên đám mây, một trong số này bao gồm:

  • DevOps:

DevOps tập trung vào sự kết hợp giữa những người phát triển ứng dụng, quản lý hoạt động CNTT, bảo mật,…để tự động hóa và tăng tốc độ triển khai ứng dụng. Nó tập trung vào các nguyên tắc cốt lõi như: Cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (Infrastructure as Code), chuyển giao liên tục (Continuous Delivery), tự động hóa, giám sát và bảo mật.Các dịch vụ mà AWS cung cấp như AWS CodeBuild, AWS CodeCommit AWS CodeDeploy có thể được sử dụng để xây dựng CI/CD pipeline cho việc xây dựng, kiểm thử và triển khai phần mềm.

devops tool

  • Serverless

Serverless hay còn được gọi là Function as a Service (FaaS), là một mô hình điện toán đám mây tối giản, nơi mà các chức năng ứng dụng có thể được lập lịch riêng để thực thi theo yêu cầu, thường thì sẽ dựa trên các sự kiện. Việc sử dụng vô cùng dễ dàng với người dùng, họ chỉ phải trả phí cho thời gian sử dụng thay vì toàn bộ chi phí cho ứng dụng như theo cách truyền thống nơi mà vẫn phải trả tiền ngay cả khi ứng dụng đó không hoạt động.

AWS Lambda cung cấp nền tảng serverless linh hoạt nhất và dễ dàng triển khai các ứng dụng serverless trên nền tảng đám mây do các nhà cung cấp khác nhau hiện nay.

  • AWS Well-Architected Framework

AWS đã phát triển các phương pháp tối ưu nhất trong việc triển khai kiến trúc hệ thống trên đám mây dựa trên năm thành phần chính: Operational Excellence (Hoạt động xuất sắc), Security (Bảo mật), Reliability (Độ tin cậy), Performance Efficiency (Hiệu quả hoạt động) và Cost Optimization (Tối ưu chi phí).

Có thể đọc thêm về Framework này trong bài viết sau: https://vticloud.io/aws-well-architected-framework-la-gi/

Với việc sử dụng framework này các tổ chức, doanh nghiệp có thể đánh giá kiến trúc đám mây của mình và đưa ra cách khắc phục hoặc cải tiến để khai thác tối đa những gì AWS mang lại một cách hiệu quả nhất.

aws well-architected framework

VTI Cloud có những giải pháp giúp doanh nghiệp dịch chuyển lên AWS

Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi dịch chuyển hệ thống thành công cho số lượng lớn khách hàng và kết hợp các phương pháp tối ưu nhất do AWS đề xuất, VTI Cloud có thể tùy chỉnh hế hoạch dịch chuyển phù hợp với nhu cầu và hệ thống CNTT hiện có của khách hàng, bao gồm: phân tích và lập kế hoạch dịch chuyển có tính hệ thống cao, tối ưu hóa hệ thống sau khi dịch chuyển lên AWS, thiết kế kiến trúc, dịch vụ tư vấn và di chuyển dữ liệu, ….

  • Đánh giá trước khi dịch chuyển lên AWS

VTI Cloud sẽ phân tích lợi ích và rủi ro của khách hàng từ hai góc độ công nghệ và kinh doanh, đồng thời thực hiện các đánh giá chuyển đổi hoàn chỉnh cho từng khách hàng.

  • Xây dựng kế hoạch dịch chuyển lên AWS

Tùy theo khối lượng vận hành khác nhau của khách hàng, các kế hoạch thực hiện dịch chuyển khác nhau được xây dựng. Theo mô hình lý thuyết mà AWS đưa ra, các chiến lược dịch chuyển được xây dựng từ kết quả đánh giá thực hiện ở bước trên. Bắt đầu với việc dịch chuyển các ứng dụng/hệ thống đơn giản, chuyển dần đến những ứng dụng có mức độ phức tạp và quan trọng trong kinh doanh cao hơn.

  • Quản lý dự án

VTI Cloud có một quy trình chuẩn hóa cho việc thực hiện và quản lý dự án cho khách hàng. Ngay từ khi dự án được khởi động luôn có những biên bản cuộc họp, checklist, nhật ký công việc, tài liệu dự án,…được lưu trữ đầy đủ cho khách hàng.

  • Đào tạo và chuyển giao tài liệu dự án

Sau khi dịch chuyển thành công hệ thống của khách hàng lên AWS, VTI Cloud sẽ cung cấp tài liệu và những buổi đào tạo liên quan đến việc sử dụng AWS để giúp khách hàng có thể nhanh chóng chuyển sang AWS từ các môi trường khác, đảm bảo sự ổn định và liên tục của hoạt động kinh doanh.

 

Về VTI Cloud

VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.

Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.

Related news

what’s up at VTI